Pháp luật quy định như thế nào về phí đăng ký tài sản đảm bảo?

Pháp luật quy định như thế nào về phí đăng ký tài sản đảm bảo?

Khi đăng kí tài sản đảm bảo, người dân phải nộp phí cho cơ quan nhà nước. Pháp luật quy định phí đăng kí tài sản đảm bảo như thế nào? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tài sản đảm bảo là gì?

Tài sản bảo đảm có thể được hiểu là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc…

2. Tài sản đảm bảo gồm những gì?

Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm bao gồm:

– Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

– Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

– Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

– Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Pháp luật quy định như thế nào về phí đăng kí tài sản đảm bảo?
Pháp luật quy định như thế nào về phí đăng kí tài sản đảm bảo?

3. Phí đăng kí tài sản đảm bảo là bao nhiêu?

Người dân phải nộp phí khi thực hiện một trong các công việc sau đây:

– Đăng ký giao dịch bảo đảm.

– Yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

– Yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm.

– Cấp mã dùng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Theo đó, mức phí đăng ký tài sản đảm bảo như sau:

* Từ 01/7 đến hết 2023

Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 44/2023/TT-BTC trong đó có giảm phí đăng ký tài sản đảm bảo chỉ còn bằng 80% mức phí thông thường tương đương với việc giảm 20% mức phí so với thông thường.

Thời gian áp dụng là từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Cụ thể, mức phí đăng ký tài sản đảm bảo là động sản (trừ tàu bay), tàu biển trong thời gian được hỗ trợ này như sau:

STT Phí đăng ký giao dịch bảo đảm Mức phí
1 Đăng ký lần đầu 64.000 đồng/hồ sơ
2 Đăng ký thay đổi nội dung 48.000 đồng/hồ sơ
3 Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 24.000 đồng/hồ sơ
4 Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm 16.000 đồng/hồ sơ
5 Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm 20.0           ng/trường hợp

* Sau 31/12/2023

Do thời gian áp dụng việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chỉ thực hiện từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023 nên sau thời gian này, tức là từ ngày 01/01/2024, nếu không có quy định mới thì mức phí đăng ký tài sản đảm bảo sẽ quay trở về mức thường tại Thông tư 202/2016/TT – BTC

Tức là, phí đăng ký sẽ tăng thêm 20% so với mức phí trong giai đoạn 01/7/2023 – 31/12/2023. Cụ thể:

STT Phí đăng ký giao dịch bảo đảm Mức phí
1 Đăng ký lần đầu 80.000 đồng/hồ sơ
2 Đăng ký thay đổi nội dung 60.000 đồng/hồ sơ
3 Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 30.000 đồng/hồ sơ
4 Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm 20.000 đồng/hồ sơ
5 Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm 25.000 đồng/trường hợp

Trên đây là mức phí người dân phải nộp khi đăng kí tài sản đảm bảo. Mọi ý kiến đóng góp hoặc vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ Hotline: 0982 466 166 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Xem thêm:

  • Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?
  • Các tranh chấp thường gặp trong thực hiện hợp đồng và giải pháp
  • Mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu 2023
  • Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Bị tai nạn trên đường đi làm, Trách nhiệm của người sử dụng lao động?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *